Ngôn ngữ của một dân tộc, có thể được xem như một mạch nguồn sống
chứa đựng hơi thở của quốc gia đó. Và vì vậy, người ta sẽ không phủ
nhận khi nói rằng, thực tại của bất cứ một ngôn ngữ nào trên thế giới
cũng sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những chuyển biến chính trị thông qua
những chặng đường lịch sử.
Các nhà ngôn ngữ học Việt nam khi làm tự điển đã bỏ quên phần quan trọng nhất, đó là chức năng của từ. Họ trình bày từ đơn giản chỉ ở dưới dạng một tính từ hay một phó từ, rồi còn cho rằng đó là danh từ hay là động từ. Từ tiếng Việt đa số là tính từ hay phó từ, để trở thành một danh từ thì nó phải đi kèm với mạo tự "sự", để trở thành động từ thì nó phải đi kèm với trợ động từ "làm cho", động từ bị động thì nó đi kèm với trợ động từ "bị".
Thí dụ
"sung sướng" là một tính từ và phó từ, nếu là danh từ thì nó là "sự sung sướng", và còn động từ thì là "làm cho sung sướng"
cũng như vậy:
"đau khổ" chỉ là một tính từ hay phó từ mà thôi, nếu là danh từ thì nó là "sự đau khổ", động từ ở dạng chủ động là "làm cho đau khổ", còn ở dạng bị động thì là "bị đau khổ".
Sự sai sót trầm trọng này không những làm cho tiếng Việt trở nên nghèo đi mà còn có ảnh hưởng trầm trọng đến sự chính xác của nghành dịch thuật.
Chính vì vậy, cuốn tự điển "Tiếng Việt" này, lần đầu tiên, được trình bày
một cách rõ ràng, đặc biệt nhấn mạnh về đặc điểm và chức năng của từ, như
chính nó, mà có lẽ sau này, các nhà ngôn ngữ học Việt nam, sẽ hoàn thiện nó
trong một cấu trúc hoàn thiện và sâu rộng hơn.
Từ tiếng Việt một vần, nhưng đa số lại là từ láy. Sự luyến láy của từ, của ý,
trình bày cái chức năng đa âm, đa nghĩa, và sự ẩn dụ. Qua nó, người đọc sẽ
cảm nhận sự phức tạp sâu sa trong tâm hồn của một dân tộc. Và, để có thể
hiểu sâu sắc hơn sự giàu có của một ngôn ngữ hàng ngàn năm văn hiến của
một đất nước nhỏ bé, mà sự khởi đầu là một là một vương quốc, người ta không
thể bỏ qua - sự tìm kiếm trở về - một nền văn học đã qúa xa xôi đối với thực
tại ngày nay. Điều này có thể sẽ làm cho một người làm công việc nghiên cứu
ngôn ngữ nước ngoài, sẽ phải hao tốn cả một đời người mà vẫn không sỡ hữu
được mơ ước đó.
Dù nói gì chăng nữa, cho tới nay, nhân loại vẫn chưa giải quyết được một
ngôn ngữ chung, các nhà ngôn ngữ học sẽ giải thích như thế nào, khi những
người rất thân trong cùng một gia đình, trong một đất nước, nói cùng một thứ
tiếng, lại không thể hiểu được nhau?