Trân trọng giới thiệu hai tập sách Nghiên cứu về Kinh Hoa Nghiêm của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương:
Quyển 1: PHÁP NGỮ KINH HOA NGHIÊM: nột dung là những câu Pháp ngữ của Kinh, văn trường hàng dài từng phẩm được trích thành nhiều đoạn ngắn để dể hiểu ý kinh Hoa Nghiêm.
Quyển 2: TINH HOA KINH HOA NGHIÊM: 1. Trình bày nội dung triết lý ở mỗi phẩm và trích đoạn chánh văn.
Hai tập sách này có mặt là thành quả nghiên cứu trong chương trình hoằng pháp có danh xưng Vi Diệu Pháp Media của Hội Đồng Tăng Già Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt - Vietnam America Buddhist Felllowship Sangha mà Ni Sư là vị đảm trách thuyết giảng trên băng tần TV và
Netword hàng tuần suốt hai năm qua.
Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là đệ tử của một Bậc thạc đức danh Ni Phật Giáo Việt Nam, trưởng lão Ni Hải Triều Âm. Ni sư tốt nghiệp tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, du học tại Đại Học New Delhi Ấn độ, nhận học vị Tiến Sĩ Phật Học. Sau đó, được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh đến Hoa kỳ Hoằng Pháp. Hiện khai sáng và trú trì chùa Hương sen miền Nam California và giảng dạy tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TPHCM.
Ni Sư Thích Nữ Giới Hương đã nghiên cứu, trước tác, dịch thuật và đã xuất bản 53 tác phẩm Phật Học. Và trong năm 2022 đã hoàn tất để in 2 tập sách về Kinh Hoa Nghiên này.
Theo Đại sư Trí Khải (538-597) và truyền thuyết đại thừa Phật giáo nói rằng sau khi Đức Phật chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ngài liền nhập đại định Hải ấn tam muội để thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày để hóa độ hàng thượng thừa Bồ Tát.
Phẩm Hoa Nghiêm - chữ Phạn là Gaṇḍavyūha - tương đương với bộ 40 quyển của Pháp sư Bát-nhã nên cũng được gọi là Tứ thập Hoa Nghiêm, thường được xem là toàn bộ Hoa Nghiêm kinh (Avataṃsaka). Bởi vì bộ kinh Đại thừa mang biệt danh Gaṇḍavyūha được xem như là 9 bộ kinh cốt yếu ở Nepal. Tại Trung Quốc và Tây Tạng, phẩm Gaṇḍavyūha được gọi là phẩm "Nhập Pháp giới" (入法界, Dharmadhātupraveṣa) gồm 100.000 slokas (kệ).
Hai bộ kinh Hoa Nghiêm tiếng Việt hiện nay được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh và trưởng lão Hòa Thượng Thịch Minh Định dịch từ bản của Tam tạng Pháp sư Thật Xoa Nan Đà và Phẩm 40 của Tam tạng Bát Nhã thời Đường.
Trân trọng, kính giới thiệu đến chư vị đọc giả.
Chùa Việt Nam - Los Angeles,
Ngày 20 tháng 06 năm 2022
Hòa Thượng Thích Như Minh