About the Book
Qua bốn số báo, an tâm có sự phong phú bài vở, nhưng cảm tưởng của chúng tôi vẫn chỉ đạt được động tác nhúc nhích, chưa có gì mới lạ. Ngay ở thành phần phải nỗ lực chính vẫn là những bàn tay có tuổi. Sự mỏi mệt và cùn mòn không thể không có. Những nhà văn nhà thơ có lòng khuyến khích bằng cách góp bài đa số cũng không trẻ trung hơn. Sự có mặt của lớp trẻ quá ít.
Trong mùa hè vừa qua, chúng tôi có được gặp một số bạn văn. Trong đó có họa sĩ kiêm nhà thơ Phan Nguyên từ quê nhà qua thăm Montréal. Ngồi cạnh nhau, anh có hỏi về sinh hoạt văn học nghệ thuật của anh em Việt Nam, đang là thị dân của thành phố này. Chúng tôi khó chối bỏ sự thiếu hào hứng, nếu so với các thập niên tám mươi, chín mươi. Buồn hơn khi phải trả lời anh Nguyên là không có cây bút, cây cọ nào mới, thuần túy sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng Việt ngữ.Tạp chí Ngôn Ngữ, bốn trên năm người chủ trương, mang quốc tịch Canada; người còn lại quốc tịch Mỹ nhưng vẫn còn giữ quốc tịch Canada. Do đó tờ báo được các bạn văn ở các quốc gia khác gọi là báo ở Canada. Thật tình chúng tôi không muốn co cụm như thế. Nhất là nơi in lẫn "tòa soạn", vẫn ở trên đất Hoa Kỳ. Nguồn tiền sinh hoạt cũng ở đấy.Điều rất may, qua bốn số, chúng ta có thể thấy người góp bài ở khá nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt những khuôn mặt ở quốc nội khá đông, Có thể kể Cao Thoại Châu, Mang Viên Long, Thiếu Khanh, Châu Yến Loan, Đinh Thị Thu Vân, Tiểu Nguyệt, Trương Văn Dân, Trần Dzạ Lữ, Hồ Chí Bửu, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Đỗ Duy Ngọc, Phan Huyền Thư, Lê Vĩnh Tài, Lê Văn Trung, Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Thành, Ngàn Thương, Nguyên Cẩn, Nguyễn An Bình, Dung Thị Vân, Nguyễn Đăng Trình, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Lệ Uyên, Hạt Cát Diệu Sinh, Phạm Hiền Mây, Elena Pucil-lo Truong, Trần Thoại Nguyên, Trần Vạn Giã, Nguyễn Vũ Sinh, Nguyễn Huy Côn, Phạm Công Luận, Như Không, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Nhã Tiên, Nguyễn Châu, Hồ Xoa, Phan Trang Hy, Vy Thượng Ngã, Ý Nhi... Tuy thế tài năng từ thanh xuân hình như vẫn chưa có....