Bóng Câu
Những người đàn bà Việt Nam, trong nước hay ngoài nước, cuối Thế Kỷ XX và đầu Thế Kỷ XXI, tôi "mặn" nhất là Phạm Hiền Mây. Những Nữ Thi Nhân kia là (kể không hết): Huyền Chi, Lê Thị Kym, Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Nguyễn Thị Khánh Hà, Ái Khanh, Trân Sa, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Ngô Thị Hải Vân, Huệ Thu, Thảo Chi, Tịnh Thủy, Sương Mai, Hồng Khắc Kim Mai, Vi Khuê, Trần Mộng Tú, Diễm Lệ Kiều, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tôn Nữ Thu Dung, Trần Thị Nguyệt Mai, Thân Thị Ngọc Quế, Tôn Nữ Hỷ Khương, Lê Thị Thấm Vân, Trần Hạ Vy...làm thơ "hơi hiền", có thể cũng có khi "dữ dằn" mà không đều tay, không nhiều. Thường thì họ nổi tiếng rồi thì không thấy thơ của họ nữa, hay có mà "đăng" đâu đó rất là "khép nép". Coi như rất ít người đàn bà Việt Nam có thơ "nổi bật", ngoài Phạm Hiền Mây!
Tôi dẹp tôi qua một bên, không chủ quan hay khách quan, mà chỉ là người "nghiện-đọc-thơ", bất kể của đàn ông hay đàn bà. Đàn ông làm thơ, nổi danh thì lu bù... nhưng danh bất hư truyền quả là hiếm có, hay hiếm muộn! Chờ xem!
Tôi viết bài này, "trọng tâm" là nói về Phạm Hiền Mây nhân tôi có cái "duyên" biết Phạm Hiền Mây sắp sửa cho ra đời cuốn thơ thứ sáu, nhan đề Bóng Câu. Tôi có được đọc một số hơi nhiều bài của tập thơ này. Toàn thơ Lục Bát. Tôi thật là "hân hoan" vì thấy "hạp" quá, tôi từng thú nhận, tự thú nhận,
Bóng câu là bóng ngựa ngang qua, bay qua... cửa sổ.
Tôi không dễ dàng nghĩ rằng hai chữ Bóng Câu là hai chữ tình cờ của Phạm Hiền Mây.
Nghĩa là.tôi tự thấy khó khăn lắm. Chắc Phạm Hiền Mây chưa hề đọc bài Mòn Mỏi của Thanh Tịnh đâu. Tôi có đọc đâu đó có người viết "Thanh Tịnh không phải tác giả bài Mòn Mỏi mà ông "phóng tác" từ một bài thơ của Pháp". thời của ThanhTịnh học chữ Pháp, thơ văn mình thời đó chịu ảnh hưởng của thơ văn Pháp rất nhiều, rất đậm đà nếu không dám nói là nặng nề. Thơ văn của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông...đa phần là "đạo", may mà nhà thơ Thiếu Khanh vừa có bài "khảo luận" trên tạp chí Ngôn Ngữ số 1, nói là "ngày xưa, tổ tiên ta không cho đó là Đạo"; trường hợp thấy rõ ràng trong cuốn Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, bộ tiểu thuyết Ngọn Cỏ Gió Đùa của Hồ Biểu Chánh...