Khoa học xã hội đã tồn tại hàng triệu năm cùng với con người. Khoa học xã hội tạo ra công lý, luôn luôn tìm kiếm công lý. Khi công lý được công nhận thì phải dùng luật pháp để bảo vệ công lý. Còn khi công lý không được luật pháp bảo vệ thì sẽ có luật rừng, xã hội sẽ có bất công, bóc lột, tội ác... Vì vậy khi có công lý, xã hội phải dùng luật pháp để bảo vệ, và ngăn chặn khống chế, tiêu diệt tội ác.
Tội ác quan trong nhất phải diệt trừ, đó là tội ác chống nhân loại.
Kinh tế học cũng là khoa học xã hội, cho nên kinh tế học cũng tạo ra công lý. Còn kinh tế học ngoài công lý còn có các quy luật của kinh tế học.
Quy luật của khoa học xã hội, khoa học kinh tế là sự vận động tự nhiên có tính lặp đi, lặp lại, không theo suy nghĩ chủ quan của con người. Con người không có quyền chống lại các quy luật. Nếu chống lại thì xã hội sẽ không phát triển, sẽ rơi vào bất công, áp bức, tội ác sẽ xảy ra trên toàn xã hội.
Luật pháp là do kinh tế thị trường tạo ra từ công lý, và các quy luật của khoa học kinh tế.
Còn kinh tế phi thị trường là luật rừng.
Tôi nghĩ sau này, các sách giáo khoa về kinh tế học, các báo chí nên chỉ gọi đơn giản là nền kinh tế thị trường và nền kinh tế phi thị trường. Không có cái gì gọi là Kinh Tế Tư Bản, hay Kinh Tế Cộng Sản cả. Những khái niệm này do sự áp đặt vô lý của con người, và họ cứ duy trì các khái niệm đó để "mê hoặc" người khác.