Van Hoc MNỢ VĂN CHƯƠNG Nguyễn Kiến Thiết là sinh viên Tiến Sĩ từ năm 1974, là nhân vật quan trọng của Tập San Văn Học, của Tạp chí Nghiên Cứu V59;n Học, tờ báo mà LM Thanh Lãng, thầy tôi, đỡ đầu và coi như cơ quan phát huy những nghiên cứu văn học của sinh viên Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn ở thập niên 70, cũng như của đông đảo độc giả miền Nam. Anh hoạt động hăng say trong các cơ quan báo chí của những hội đoàn nơi anh ở từ khi ra ngoại quốc 1989 đến giờ. Và tôi tin rằng từ nay anh sẽ viết nhiều hơn nữa về những kỷ niệm đời anh - Mảng hồi ức thuở học trò từ lớp Vỡ lòng cho đến khi lên Đại học, lúc đã làm thầy cũng như về những vấn đề mình tâm đắc. Cuốn Những Trang Văn Đời Tôi là tập hợp những bài viết của Nguyễn Kiến Thiết về nhiều vấn đề, từ những kỷ niệm với người cha tài hoa từng là thầy giáo, một người soạn tuồng cải lương, một người diễn viên, tới hai người thầy để nhiều ấn tượng trong đời anh là nhà thơ Đông Hồ và LM Thanh Lãng. Với ai anh cũng nhắc bằng những lời tôn kính, biết ơn, thân thiết. Anh viết về những người bạn, những người sống chung quanh anh- mà người ngoài không thề nào biết được, như chuyện cậu Hai câu được con cá cả 2 tấn, sau nầy mợ Hai bỗng nhiên ngã ra chết; chuyện chú Tư nọ câu được con cá da láng đen, nặng tới 3 tấn, sau nầy anh té dừa trở thành bán thân bất toại... Tôi, và chắc người đọc ở thành phố, thích đọc những chuyện như vậy như ngày xưa Sơn Nam được đón nhận nồng nhiệt cuốn Vọc Nước Giỡn Trăng. Xin trích một đoạn Nguyễn Kiến Thiết nói về Đông Hồ, tôi nghĩ là anh đã cung cấp cho người đời hình ảnh cụ thể về người thi sĩ lừng danh gốc đất Hà Tiên, mà không phải ai cũng biết: Năm 1964, Thầy được mời dạy tại ĐHVKSG. Ngoài sự tao nhã, Thầy còn tỏ ra nghiêm khắc trong cách đặt câu, dùng chữ, hun đúc cho đám môn sinh tình-yêu-tiếng-Việt, yêu cái quốc hồn quốc túy như thầy đã từng chịu ảnh hưởng thi hào Ấn Độ R.Tagore: Có yêu tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra. Nhà giáo Đông Hồ đến giảng đường ĐHVKSG có dáng dấp một nhà thơ, một văn nhân nên lớp học lúc nào cũng chan hòa ý thơ, là nguồn thơ bất tận, ý thơ tuôn trào. Tôi học được nơi thầy Đông Hồ tấm gương tự học không ngừng, cách đặt câu dùng chữ, viết đúng chánh tả và tình-yêu-tiếng-Việt. Anh nói về Thú Chơi Sách, Thú Mua Sách, về cuộc đời vươn lên từ một người ở tỉnh lẻ, việc học khó khăn, bắt đầu bằng những bước cố gắng tuyệt cùng để trở thành sinh viên Tiến Sĩ ban Việt Văn năm 1974, và con đường trở thành giảng viên ở Đại Học Văn Khoa và Sư Phạm Read More Read Less